​Các bệnh giấy thường gặp và cách khắc phục (P.2)

5. Lỗ thủng:

Trên mặt giấy khi phát hiện các lỗ thủng từ 1 – 5 mm có khi bên cạnh lỗ thủng còn có cát sạn, xỉ than đó là do bảo quản nguyên liệu không tốt để cho cát sạn xỉ than lẫn vào bột giấy, hoặc do thíêt bị sàng lọc không tốt, không loại triệt để hết cát sạn. Do đó cần chú ý bảo quản nguyên liệu đồng thời phải chăm lo vận hành máy móc thiết bị.

6. Giấy xổ lông

Khi quan sát kỹ mặt giấy (nhìn ngang sát mặt giấy) thấy có xơ sợi dựng lên làm ảnh hưởng chất lượng in (chữ in không rõ). Nguyên nhân sinh ra bệnh này rất nhiều, chủ yếu là:
a) Thao tác nghiền bột không tốt, xơ sợi thô, khi xeo nó không liên kết chặt chẽ với nhau đựơc.
b) Thao tác ở bộ phận lưới không tốt, xơ sợi sắp xếp không đều, một bộ phận xơ sợi đan xen không chặt chẽ, khi qua sấy có hiện tượng bám lô sinh ra dựng lông.
c) Do chăn lưới bẩn mặt giấy không nhẵn.
d) Giấy khi vào lô sấy nhiệt độ cao sấy khô quá nhanh, một bộ phận xơ trên bề mặt giấy bị bong ra tạo thành lông.
Biện pháp giải quýêt là áp dụng quy trình nghiền bột phù hợp để làm tăng độ mềm mại của thớ bột tạo điều kiện cho thớ kết dính chặt chẽ với nhau. Nếu dùng nhiều loại bột thì phải khuấy trộn tốt.
e) Cần phải khống chế tốt khúc tuýên sấy, gia nhiệt lúc đầu từ từ, sau đó tăng dần, ở giai đoạn cuối giữ nhiệt độ thấp.
 
7. Định lượng giấy biến động:

Nguyên nhân dẫn đến biến động:
a) Bột giấy bẩn, thoát nứơc kém
Khi xeo cactong thường dùng bột rơm rạ, bã mía…….Bột này nhớt khiến lưới xeo chóng hỏng, khó thoát nước nên bột bám lên lứơi không đều, dày mỏng không đều nên định lượng thay đổi.
Thường dùng axit clohydride loãng để rửa lưới.
b) Bột vón cục khi lên lưới:
Khi xeo giấy dày, nồng độ bột trong hòm lưới thường tương đối lớn, nếu lượng nước trắng không đủ thì không thể phân tán đều xơ sợi khiến chúng bị vón cục bám lên lưới gây định lượng không đều.
 
8. Giấy phân lớp.

Giấy dày sau khi sấy khô, các thớ sợi đan kết ko chặt chẽ, giữa các lớp giấy có bọt khí nên giấy tách thành lớp. Bệnh giấy này thường do các nguyên nhân sau gây ra:
a) Bột giấy có độ nghiền quá cao, xơ sợi nhỏ nhiều, khi sấy hơi nước bốc ra thoát không kịp gây phồng rộp, tách lớp.
b) Khống chế khúc tuyến sấy không phù hợp, nhiệt độ sấy tăng quá nhanh khiến các xơ sợi trên mặt tờ giấy bị xáo trộn.
c) Các xơ sợi đan xen không tốt.
Biện pháp giải quyết là trong điều kiện cho phép thì nên nghiền bột rời, và giữa các xơ sợi dài, xeo thành giấy tương đối mềm xốp để cho lượng hơi nước dễ thoát ra khi sấy. Nếu xeo nhiều lớp bằng nhiều hòm lưới thì độ nghiền bột ở các hòm lưới phải khác nhau, lớp giấy mặt thường có độ nghiền cao hơn lớp đáy. Ngoài ra phải khống chế khúc tuyến sấy cho thích hợp, ở những lô đầu nhiệt độ thấp hơn những lô sau.

9. Hiện tượng trượt bột

Hiện tượng trượt bột thường xảy ra khi xeo giấy dày bằng bột giấy có độ dính cao như rơm rạ, bã mía. Hiện tượng xảy ra là giấy ướt bị tuột trên lô lưới, không bám vào chăn lưới.
Nguyên nhân sinh ra:
a) Bột dính quá, định lượng giấy lớn chăn lưới không mang được.
b) Lớp giấy ướt chứa quá nhiều nứơc.
c) Nồng độ bột trong hòm lưới đột nhiên tăng cao làm cho lớp giấy dày lên chứa nước quá nhiều nên gặp chăn lưới thì bị ép nát.
d) Chăn lưới quá bẩn thoát nứơc không tốt.
Biện pháp giải quyết chủ yếu là rửa bột cho thật sạch (nhất là sạch vôi và kiềm) để làm giảm độ nhớt của bột.
 
10. Lượng nứơc trong giấy quá lớn

Nếu giấy xeo ra còn quá ướt thì về mùa hè dễ bị mốc, giấy sinh lòi lõm. Mặt khác nếu lượng nước trong giấy còn lớn thì không thể tăng được tốc độ xeo (do sấy không kịp khô và do độ bền của giấy ướt quá thấp dễ bị đứt khi tốc độ xeo cao).
Nguyên nhân sinh ra như sau:
a) Lứơi đồng bẩn thoát nứơc kém.
b) Chăn lưới bị dính nhiều bẩn và thoát nứơc kém.
c) Bột bám lên lưới đồng không đều, chỗ giấy mỏng tiếp xúc với lô sấy không tốt, nên độ ẩm của bột giấy không đồng đều sinh phồng rộp
d) Do thoát nứơc ở bộ phận ép không tốt hoặc do sấy không đạt.
e) Thiết bị hút hơi ẩm không tốt không giảm được độ ẩm quanh lô sấy.
Biện pháp chủ yếu là rửa bột sạch, định ký dùng axit cloric rửa chăn lưới. Khi giấy dày mỏng không đều thì quan tâm đến việc điều chỉnh nồng độ bột bằng cách khống chế lượng nước trắng pha bột, hoặc điều chỉnh tấm chặn ở hòm xeo tạo thành dòng chảy đều ở đáy.
Ngoài ra ở bộ phận ép trong điều kiện có thể nên tăng lực ép, từ từ ép nước trong giấy ra, ở bộ phận hút có thể tăng độ chăn không lên, đặt quạt hút ẩm ở lô sấy.

Người viết : admin
Ý kiến của bạn
Hotline:
0272.3766867